Một số hướng phát triển ứng dụng di động cần biết

Hiện nay, có 3 hướng chính để phát triển một ứng dụng di động, đó là: Web App, Native App và Hybrid App. Mỗi hướng sẽ cần những kĩ năng riêng, có những ưu nhược điểm riêng.

Trong khoảng thời gian gần đây, lập trình di động đang là một ngành hot. Các tin tuyển dụng thường đăng tuyển Android developer, iOS developer, … với mức lương khá cao, không thua kém gì lập trình web hay lập trình hệ thống nhúng. Ngoài ra, nếu biết cách lập trình ứng dụng, bạn cũng có thể làm freelance, hoặc tự phát triển ứng dụng và kiếm tiền thông qua ứng dụng của mình.

Bài viết này sẽ đưa ra một số hướng phát triển ứng dụng, cùng với những ưu nhược điểm của nó để các bạn biết nếu muốn đi theo con đường này.

Hiện nay, có 3 hướng chính để phát triển một ứng dụng di động, đó là: Web App, Native App và Hybrid App. Mỗi hướng sẽ cần những kĩ năng riêng, có những ưu nhược điểm riêng:


Web App

Mobile Web thường được áp dụng khi các bạn đã có sẵn một website đang hoạt động. Ta sẽ tạo thêm 1 trang web riêng cho mobile, sử dụng HTML, CSS, một số framework hỗ trợ mobile và responsive (Bootstrap, jQuery Mobile, Materialize). Người dùng sẽ trang web dành cho mobile để dùng ứng dụng.

Các xử lý khác liên quan đến backend như database sẽ được thực hiện phía trên server. Với một số công nghệ như AngularJS, một trang web có thể giống y hệt một ứng dụng di động thật sự.


Ưu điểm:

- Chỉ cần có kiến thức về web là viết được

- Viết một lần, chạy được trên mọi hệ điều hành

- Người dùng không cần phải cài app, có thể vào thẳng trang web

- Không cần phải thông qua App Store, tiết kiệm tiền

- Dễ nâng cấp (Chỉ việc nâng cấp web là xong)

Nhược điểm:

- Với một số máy đời cũ, Web App sẽ bị bể giao diện, hiển thị sai, hoặc javascript không chạy.

- Performance chậm

- Không thể tận dụng được các tính năng của di động: Push notification, chụp hình, nghiêng máy, định vị GPS…

 Kĩ năng cần có

- Kiến thức HTML, CSS, Javascript cơ bản.

- Kiến thức về một số framework responsive/mobile như: jQuery Mobile, Bootstrap, …

- Một số framework javascript để viết Single Page Application: AngularJS, EmberJS, …

Native App

Viết Native App nghĩa là lập trình viên sẽ sử dụng IDE, SDK mà nhà sản xuất cung cấp để lập trình ra một ứng dụng, build ứng dụng đó thành file cài và gửi lên App Store để kiểm duyệt. Người dùng sẽ phải tìm ứng dụng trên App Store, tải về máy và chạy.

Đây là hướng phát triển được áp dụng nhiều nhất, điển hình là game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Với những ứng dụng game, xử lý ảnh, cần tính toán nhiều, Native App là lựa chọn duy nhất.

Với những hệ thống lớn, cần đồng bộ, ta vẫn phải viết phần back-end trên server. Server sẽ đưa ra một số API. Native app lấy dữ liệu về máy, truyền dữ liệu lên server thông qua các API này.


Ưu điểm:

- Tận dụng được toàn bộ những tính năng của device: Chụp ảnh, nghiêng máy, rung, GPS, notification.

- Có thể chạy được offline.

- Performance rất nhanh, vì code native sẽ được chạy trực tiếp.

- Là lựa chọn duy nhất cho các ứng dụng game, xử lý hình ảnh hay video …

Khuyết điểm:

- Cần cài đặt nặng nề (Eclipse, XCode, Android SDK, …), khó tiếp cận.

- Với mỗi hệ điều hành, ta phải viết một ứng dụng riêng. Khó đảm bảo sự đồng bộ giữa các ứng dụng (1 button trên Android sẽ khác 1 button trên iOS, pop cũng khác).

- Cần phải submit app lên App Store, mỗi lần update phải thông báo người dùng.

- Code mệt và lâu hơn so với Mobile Web.

Kĩ năng cần có:

- Ngôn ngữ lập trình: Java cho Android, Objective-C hoặc Swift cho iOS, C# cho Windows Phone.

- Kiến thức chuyên sâu về ứng dụng: View, Action, Adapter trong Android …

- Cách xây dựng Web Serivce, Restful API, cách gọi API từ device, …

Hybrid App

Hybrid App kết hợp những ưu điểm của Mobile Web và Native App. Ta xây dựng một ứng dụng bằng HTML, CSS, Javascript, chạy trên WebView của mobile. Tuy nhiên, Hybrid App vẫn có thể tận dụng những tính năng của device: chụp hình, GPS, rung, ….

Hybrid App sẽ được viết dựa trên một cross-platform framework: Cordova, Phonegap, Titanium, …. Ta sẽ gọi những chức năng của mobile thông qua API mà framework này cung cấp, dưới dạng Javascript. Bạn chỉ cần viết một lần, những framework này sẽ tự động dịch ứng dụng này ra các file cài đặt cho Android, iOS và Windows Phone.

Một số ứng dụng không quá nặng về xử lý, cần tận dụng chức năng của device sẽ chọn hướng phát triển này.


Ưu điểm:

- Chỉ cần biết HTML, CSS, JS (Thế nên mình mới khuyên các bạn nên học Javascript).

- Viết một lần, chạy được trên nhiều hệ điều hành

- Tận dụng được các chức năng của device.

Khuyết điểm:

- Không ổn định, khó debug. Framework sẽ dịch code của bạn thành code native, việc sửa lỗi ứng dụng khá khó vì bạn không biết code sẽ được dịch ra như thế nào.

- Performance chậm.

- Cần cài đặt nhiều thứ (Titanium, Cordova đều bắt phải cài đặt SDK này nọ thì mới build ứng dụng được).

Kiến thức cần biết:

- HTML, CSS, Javscript cơ bản.

- Cách dùng một số framework CSS, Javascript: jQuery Mobile, Ionic Framework, AngularJS, Bootstrap, …

- Kiến thức về các cross-platform framework: Titanium, Cordova, Phonegap.

- Cách xây dựng Web Serivce, Restful API, cách gọi API từ device, … (Hybrid app cũng sẽ kết nối với server thông qua API như Native App).

Với chia sẻ trên, hi vọng các bạn có thể chọn được con đường mình muốn đi, cũng như biết được mình cần phải học gì.

Lập trình 1 ứng dụng di động không khó, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp thì việc đầu tư học tập nghiêm túc là điều cần thiết.

Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình là môi trường đào tạo uy tín và chuyên nghiệp về lập trình dành cho di động với các khóa học đa dạng: lập trình hệ điều hành iOS, lập trình hệ điều hành Android, lập trình windows phone.

Các khóa học kinh nghiệm lập trình tại Stanford – học để làm việc được chia ra theo mức độ khác nhau từ base (cơ bản),developer (nâng cao),advanced (chuyên sâu), để có thể phù hợp với năng lực từng học viên.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: