Học Tester tốt nhất cho người mới bắt đầu

Học tester tại Stanford bạn sẽ không lo thất nghiệp, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường học chuyên nghiệp với cơ sở vật chất hiện đại và nội dung bài bản...

Bạn nghe nhiều người nhắc tới nghề kiểm thử phần mềm Tester?

Bạn đang băn khoăn không biết có nên lựa chọn Tester làm nghiệp?

Bạn lo lắng không biết ngành đó có thích hợp với mình không?

Học Tester xong sẽ làm được những gì? Tất cả những băn khoăn, lo lắng đó của bạn sẽ được giải quyết qua bài viết dưới đây. Bạn cùng tham khảo nhé!

1. Tester sẽ làm những công việc gì?

Tester chính là công việc đảm bảo chất lượng phần mềm, kiểm tra để phát hiện các lỗi đang còn tồn tại trước khi giao cho khách hang sản phẩm hoàn chỉnh, vai trò của tester tùy thuộc vào dự án cũng như công ty. Tester thường chia ra làm 2 hướng chính là Manual test và Automation test.

Manual testing: đa số các bạn bắt đầu làm test đều lựa chọn hướng này, bởi trong lúc làm việc bạn không cần nhiều kiến thức về lập trình cũng như sẽ ít đụng vào code, nhưng bên cạnh đó thì bạn vẫn cần phải nắm khá vững về các định nghĩa, kỹ thuật test manual và có tư duy tìm lỗi tốt.

Automation testing: đây là lựa chọn của các Developer khi muốn chuyển sang làm Tester, hoặc các bạn đã làm test Manual muốn học hỏi thêm cái gì đó mới mẻ và nâng cao trình độ của mình.

Automation test sẽ viết code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động và phần lớn thời gian sẽ làm việc với code như một developer. Người làm automation phải biết rõ về các automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C#, Java, AutoIT, C++, Python,… tùy theo yêu cầu dự án.

Học Tester cho người mới bắt đầu

2. Tester cần những kiến thức gì?

- Trong lĩnh vực phần mềm bất cứ ngành nào cũng cần có một nền tảng căn bản về máy tính và Tester cũng không ngoại lệ. Kiến thức căn bản bao quát như hệ điều hành, database, lập trình, mạng….Những kiến thức này nhìn thì có vẻ không ứng dụng được gì trong lúc học nhưng sẽ rất hữu ích cho việc học tester và đi làm sau này.

– Nếu bạn không học ngành CNTT nhưng muốn theo đuổi nghề Test thì hãy học cách sử dụng tốt máy tính, tin học văn phòng, đọc thêm các sách căn bản về máy tính, lập trình. Tiếp theo bạn cần học thêm về các kiến thức chuyên ngành testing.

– Tiếng Anh cũng rất quan trọng nó không liên quan test nhưng nếu tiếng Anh tốt bạn có nhiều cơ hội để ứng tuyển vào các công ty lớn và cũng như dễ dàng học thêm về test sau này vì tài liệu đa số là tiếng Anh.

3. Học gì để trở thành tester?

- Bên cạnh những kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng căn bản, cài đặt phần mềm, sử dụng internet thì kiến thức về lập trình cũng thế thiếu như Căn bản SQL, HTML, CSS. Đây là những thứ rất cần thiết khi làm test, bạn không cần phải học chuyên sâu để viết code nhưng bạn cần kiến thức để có thể đọc, hiểu và chỉnh sửa code.

– Kiến thức tổng quan về test, bao gồm việc hiểu các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test.

Học Tester ở đâu

Tester thường chia ra làm 2 hướng chính là Manual test và Automation test.

Nếu bạn làm test theo hướng manual thì bạn cần có kiến thức: Cách tạo và viết một testcase thông dụng, các thành phần cần có trong một test plan cơ bản, cách viết test plan, cách viết report để báo cáo kết quả test của mình, các kỹ thuật thiết kế testcase, giúp cho testcase hiệu quả và tối ưu hơn, cách test một ứng dụng desktop, một trang web và giả lập các trình duyệt khác nhau trên máy tính….

Nếu bạn làm test theo hướng Automation Test thì bạn cần có kiến thức về lập trình như Java, C# (.Net). Đây là hai ngôn ngữ căn bản mà những người làm automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng để hỗ trợ như AutoIT, Python. Bên cạnh đó bạn phải học về các Automation Tool/Framework phổ biến như: Selenium, Ranorex, Appium, TestComplete. Các Tools khác như: Jmeter, SoapUI.

4. Học tester ở đâu?

Với phương châm “học để làm việc” và mô hình “dạy kinh nghiệm thực tế” chỉ có tại Stanford, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về kiểm thử phần mềm một cách đầy đủ, có hệ thống. Được học những kiến thức nền tảng, các kỹ thuật, tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Để có thêm những trải nghiệm thú vị về nghề Tester, hãy đăng ký khóa học kiểm thử phần mềm Tester tại Stanford nhé! Sẽ còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học tập tại Stanford. 

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I


Tags: học lập trình, kiểm thử phần mềm