Học Tester - Stanford chia sẻ kinh nghiệm thực tế kiểm thử Học Tester tại Stanford bạn sẽ được cung cấp những kiến thức, kỹ thuật đầy đủ về kiểm thử. Học viên sẽ trở thành một Tester thực thụ sau khi khóa học kết thúc Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester) là một nghề mới và đang thu hút bởi rất nhiều bạn sinh viên CNTT và các nghành nghề khác như: Điện tử viễn thông, các nghành kinh tế…Đặc biệt là các bạn nữ. Tester đóng vai trò quan trọng trong phát triển phần mềm để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của phần mềm, nó chiếm tới 40% sự thành công của một dự án phần mềm. Muốn trở thành một Tester giỏi thì những người học Tester cần nắm vững các kiến thức rất căn bản và mang tính tổng quát nhất về công nghệ thông tin như: 1. Kiến thức tổng quát về công nghệ Hệ điều hành: Tập trung vào 2 hệ điều hành chính: Windows và Linux. Cần nắm vững hoạt động cơ bản của hệ điều hành cũng như tập lệnh cơ bản của nó. Các bạn cũng cần biết trên các hệ điều hành đó cách cấu hình hay xem thông tin của người sử dụng, điều chỉnh thông số của các kết nối, cách cài đặt... Web-based application: Bạn cần phân biệt thế nào là một web-based application, nó có sự khác biệt gì với các ứng dụng truyền thống khác. Mô hình Client/Server: Các bạn cần nắm vững ở mức cơ bản các hoạt động và bản chất của mô hình này, cách giao tiếp hay cách kết nối của mô hình Giao thức-protocol: Một kiến thức không thể thiếu cho một kiểm thử thực thụ. Chỉ cần nắm vững nguyên lý hoạt động của các protocol nó như thế nào? Nắm thêm một số protocol cơ bản như SMNP, TCP, UDP, TCP/IP ... Cài đặt và triển khai: các bạn cũng cần nắm thêm cách cài đặt/cấu hình/triển khai một webserver trên một hệ điều hành cùng với một CSDL cho một ứng dụng web. Database: Các bạn cần có kiến thức về cách cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu (DBMS) và sử dụng nó cũng như một số câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL. Hệ thống: khi bạn làm kiểm thử phần mềm, đôi lúc bạn cần phải biết luồng dữ liệu đi như thế nào, cái nào thực sự là lỗi và cách xem log file ra sao…bởi vậy bạn cũng cần chuẩn bị them một số kiến thức về hệ thống như cấu trúc cơ bản và nguyên lý hoạt động của một hệ thống đơn giản hay một ứng dụng hệ thống. 2. Kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm: Khi bắt đầu học Tester cơ bản thì bạn nên nắm được một số ý cần thiết về kiểm thử phần mềm thông qua các tài liệu trên internet, bạn có thể tìm kiếm trên google những câu hỏi như: Kiểm thử phần mềm là gì? Kiểm thử bằng tay(manual testing) có các kỹ thuật gì? Kiểm thử tự động(test automation)? Quy trình kiểm thử? Các giai đoạn(phase) kiểm thử? Chu kỳ đời sống của một con bug và các hệ thống tracking(quản lý) các con bugs. 3. Kỹ năng mềm: Với các bạn sinh viên mới ra trường thì các doanh nghiệp thường chỉ yêu cầu bạn có các kỹ năng mềm dưới đây là chủ yếu như Tiếng Anh hay ngoại ngữ khác ở mức các bạn có thể viết email, đọc hiểu, chat và giao tiếp cơ bản, Giải quyết vấn đề, Quản Và tất nhiên, nếu muốn trở thành một tester giỏi, ngoài những yêu cầu trên, bạn phải là một người thực sự đam mê công việc, thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật xu thế phát triển của công nghệ và đặc biệt phải rất kiên trì nữa. Với những chia sẻ về nghề Tester như vậy, bạn đã sẵn sàng trở thành một Tester chuyên nghiệp chưa? Hãy tham gia khóa học Tester tại Stanford- Dạy kinh nghiệm thực tế. Mỗi lớp học tại Stanford chỉ từ 5-12 người để chuyên gia dạy, hỗ trợ các học viên tốt nhất. Không chỉ được học trong môi trường thực tế mà bạn còn cung cấp đầy đủ từ slide bài giảng, video bài giảng, sourcode demo, bài tập và các tài liệu liên quan khác mang thương hiệu Stanford. ==========🎬 🎬 🎬========== ☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 Website: https://stanford.com.vn Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Tags: học lập trình, học tester, học tester cơ bản