Học Tester hiệu quả, kiến thức cơ bản và toàn diện

Stanford chia sẻ kinh nghiệm về nghề tester, kinh nghiệm thực tế về software testing và hướng dẫn thành thạo kiểm thử cho người học tester

Tester là một nghề mới khá thú vị, học Tester sẽ giúp bạn có nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng. Nếu làm cho các công ty phần mềm lớn, sẽ có cơ hội để đi làm tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada…

Bạn mới vào nghề và có rất nhiều thứ bạn cần phải biết và học. Bạn cảm thấy lạc trong mớ định nghĩa, khái niệm về kiểm thử, bạn có thể nhận thức sai về chứng chỉ kiểm thử, bạn đi tìm những giá trị “low-fruit” hoặc nhiều khi bạn cũng nghi ngờ về công việc kiểm thử mình đang làm. Tuy nhiên, bạn không cần phải hoảng loạn vì bạn hoàn toàn có thể tránh được những bẫy đó. Bước những bước chậm rãi và tận hưởng niềm vui tự hào trong công việc. Bạn sẽ thành một kỹ sư kiểm thử tuyệt vời trong tương lai.

Học Tester cơ bản cho người mới bắt đầu

Bài viết dưới đây sẽ là những kiến thức quan trong mà một người học Tester cơ bản cần nhớ khi tham gia vào việc testing:

1. Học cách phân tích thông qua kết quả test của bạn. Kết quả test cuối cùng có thể "pass" hoặc "fail" nhưng việc giải quyết sự cố về nguyên nhân chính của kết quả "fail" sẽ chỉ bạn cách giải quyết vấn đề. Tester sẽ được chú ý nếu họ không chỉ giải thích những thiếu sót mà cũng nên cung cấp các giải pháp cho vấn đề đó.

2. Hiểu hết toàn bộ mức độ test vào mỗi lần test bất kỳ ứng dụng nào. Cho dù 100% kiểm tra hoàn toàn có thể không còn khả năng thực hiện tiếp nhưng bạn luôn luôn cố gắng với tới nó.

3. Đảm bảo toàn bộ ứng dụng đang test được chia ra thành các module nhỏ hơn có thể chạy được. Viết test case cho từng modul riêng biệt. Cũng như nếu có thể chia hoàn toàn các modul này ra các phần nhỏ hơn.

4. Trong khi viết test case, bạn sẽ viết các test case của các chức năng được dự tính trước ứng với các điều kiện hợp lệ của các yêu cầu đầu tiên. Tiếp đó mới đến viết các test case cho các kiều kiện không hợp lệ. Điều này sẽ bao hàm hết các hành vi được mong đợi cũng như không mong đợi của ứng dụng trong khi test.

Học Tester hiệu quả cho người mới

5. Suy nghĩ chắc chắn. Bắt đầu test ứng dụng với dự định tìm ra các thiếu sót, lỗi. Đừng nghĩ trước rằng sẽ không có bất kỳ thiếu sót nào trong ứng dụng. Nếu bạn kiểm tra ứng dụng với ý định tìm ra lỗi bạn cũng sẽ tiếp tục tìm ra các thiếu sót khó thấy khác.

6. Tạo sẵn test case và chuyển đến người phát triển trong khi code. Đừng giữ test case cùng với việc đợi đến khi có ứng dụng cuối cùng rồi mới đưa ra kiểm vì nghĩ rằng bạn có thể đưa ra nhiều lỗi hơn. Hãy đưa cho người phát triển phân tích test case kỹ lưỡng để phát triển trên chất lượng ứng dụng. Điều này cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.

7. Nếu có thể đồng nhất và gom nhóm các test case của bạn cho việc test hồi quy. Điều này sẽ đảm bảo việc test hồi quy bằng thủ công nhanh và hiệu quả.

8. Những người lập trình không nên test trên chính mã viết của ứng dụng. Tiêu chuẩn Test unit của ứng dụng nên đầy đủ từ người phát triển trước khi chuyển ứng dụng cho các Tester. Nhưng các tester không nên tạo áp lực cho các lập trình viên về việc chuyển sản phẩm cho test. Để họ có thời gian. Người hướng dẫn Test biết khi nào module được chuyển cho test và họ hẳn nhiên có thể ước lượng được thời gian test.

Với những chia sẻ kinh nghiệm về kiểm thử phần mềm như vậy, bạn đã sẵn sàng trở thành một Tester chuyên nghiệp chưa? Hãy tham gia khóa học Tester tại Stanford- Dạy kinh nghiệm lập trình. Chúng tôi sẽ giúp bạn đi con đường ngắn nhất và thành công với lựa chọn của mình.

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I

Tags: học lập trình, học tester,