Học Tester tại Stanford – uy tín, nhiều năm kinh nghiệm

Khóa học Tester tại Stanford trang bị kỹ cho học viên những kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm như: bug, test plan, test case, analyst requirements, testing techniques

Kiểm thử phần mềm (Tester) là một phần trong chu kỳ phát triển phần mềm là một công việc thú vị, mang lại nhiều giá trị và cũng ngày càng phổ biến bởi vì học Tester bạn sẽ:

- Được tiếp cận cập nhật công nghệ kỹ thuật mới

- Làm việc đội nhóm, phát triển kỹ năng teamwork.

- Tự hào khi sản phẩm ra thị trường không có bug, người dùng thích, vì điều đó chứng tỏ mình đã đóng góp giá trị tạo nên sự thành công cho phần mềm.

- Tester cũng là một trong những ngành “hot” hiện nay nên cơ hội phát triển và chế độ đãi ngộ rất cạnh tranh.

Hiện nay, nghề Tester đang rất phổ biến, nhiều bạn trẻ đã ứng tuyển vào ngành này nhưng không phải ai cũng có thể thành công. Để đi được đường dài với nghề này thì bạn phải được đào tạo bài bản, ngoài nền tảng kiến thức kỹ thuật tốt lại còn phải có tố chất của một Tester.

Học Tester cơ bản cho người mới bắt đầu hiệu quả

Tố chất là những kỹ năng đặt câu hỏi, đặt vấn đề. Kiểm thử phần mềm không chỉ xác nhận sản phẩm có vận hành đúng theo yêu cầu khách hàng hay không, mà còn dưới góc nhìn người dùng là đánh giá xem những yêu cầu đó có hợp lí hay chưa.

Việc đặt câu hỏi tốt sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề quan trọng của sản phẩm phần mềm, từ đó giúp cung cấp thông tin đầy đủ cho quản lý dự án hoặc chủ sản phẩm để đánh giá đúng về tình trạng sản phẩm.

Ngoài ra, sự sáng tạo, tò mò cũng đóng vai trò quan trọng của một Tester. Vì tò mò giúp bạn luôn muốn khám phá, tìm hiểu thêm về sản phẩm. Còn sáng tạo giúp bạn nghĩ ra những trường hợp kiểm thử thú vị khác nhau mà các đặc tả, tài liệu hướng dẫn ban đầu chưa bao phủ hết.

Lời khuyên cho người mới học Tester:

- Công nghệ thay đổi hàng ngày hàng giờ nên bạn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, có thể tham gia diễn đàn, hội thảo về Testing để trao dồi, rèn luyện kỹ năng.

Học Tester cơ bản cho người mới tại Stanford

- Nhằm giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết, trình bày, nâng cao kiến thức Testing thì bạn nên chăm viết blog vì khi viết bạn sẽ phải nghiên cứu cặn kẽ, thấu hiểu vấn đề sâu rộng, tổng hợp thông tin chi tiết. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm, kiến thức bạn chia sẻ, không chỉ giúp bạn tự “ôn tập,” mà còn giúp ích cho những bạn khác.

Bạn không cần phải đợi đến khi trở thành “expert” để có thể viết blog và chia sẻ. Bạn cũng không cần năng khiếu về viết lách để có thể viết blog. Hãy tạo ngay một blog và bắt đầu viết. Nếu không có công nghệ mới gì để viết, hãy viết về kinh nghiệm bạn từng trải qua, hay thậm chí là một lỗi/ thất bại và bài học bạn rút ra.

- Cải thiện khả năng tiếng Anh. Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong công việc. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều bạn luôn phàn nàn, hay “bị” phàn nàn về kỹ năng tiếng Anh khi làm việc nhưng lại lười không chịu học tiếng Anh, hay bỏ ngang giữa chừng vì không thấy hiệu quả như mong muốn. Bạn cần phải kiên nhẫn và nhất quán mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.

Với những chia sẻ về hướng đi của nghề Tester như vậy, bạn đã lựa chọn cho mình được hướng đi phù hợp rồi?. Nếu bạn còn băn khoăn không biết học kiểm thử phần mềm ở đâu tốt. Hãy tham gia khóa học Tester tại Stanford- Dạy kinh nghiệm lập trình. Chúng tôi tự tin sẽ giải đáp hết các thắc mắc, giúp bạn đi con đường ngắn nhất và thành công với lựa chọn của mình.

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I


Tags: học lập trình, học tester,