Học kiểm thử phần mềm – những cạm bẫy cần tránh

Để giúp các bạn thành công trong nghề Tester, Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm học kiểm thử phần mềm - Tester

Bạn là người mới học kiểm thử phần mềm? Bạn đang hoang mang không biết bắt đầu từ đâu? Càng tìm hiểu bạn càng cảm thấy bị lạc vào biển kiến thức vô biên…Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kiểm thử để có những bước vững chắc trên con đường phát triển nghề kiểm thử.

Các định nghĩa, khái niệm trong kiểm thử gần như là những thứ các bạn mới vào nghề thường tiếp cận. Những câu hỏi như “Trường hợp kiểm thử là gì”, “các kỹ thuật kiểm thử”, “sự khác nhau giữa test plan và test strategy”, “sự khác nhau giữa bug, defect, error, fault”, “các loại kiểm thử”  hay những câu hỏi tương tự được hỏi ở rất nhiều diễn đàn. Vấn đề ở đây không hẳn là các bạn không tìm được câu trả lời mà chính xác hơn là các bạn bị lạc trong các định nghĩa và khái niệm.

Bạn đọc ở chỗ này định nghĩa như vậy, thầy giáo dạy bạn định nghĩa khác. Bạn thấy trên Wiki định nghĩa khác và đọc ở một blog thì thấy định nghĩa khác. Sao lại như vậy? Vậy định nghĩa nào là đúng nhất. Các bạn nghĩ rằng ở đâu đó sẽ có một định nghĩa đúng nhất và bạn đi tìm nó với ý nghĩ bạn có thể tự tin tuyên bố mình đã biết về nó.

Khóa Học kiểm thử phần mềm cho người mới bắt đầu

Theo kinh nghiệm thực tế thì đây là nỗ lực gần như vô vọng vì bạn sẽ sớm lạc trong định nghĩa vì hầu như ai cũng có thể định nghĩa được.Từ Wiki đến các định nghĩa trong các giáo trình chứng chỉ quốc tế. Từ những nhân vật có tiếng trong giới kiểm thử trên thế giới đến những kỹ sư kiểm thử trên các diễn đàn đều có những định nghĩa của riêng mình. Đó là lí do của những tranh luận triền miên ai đúng ai sai khi bàn về định nghĩa. Thực tế làm việc cho thấy hầu như chẳng ai đặt nặng vấn đề định nghĩa mà là cách bạn làm như thế nào.

Các bạn hãy tìm hiểu về định nghĩa nhưng đừng đặt nặng nó và tránh xa những tranh luận liên quan đến định nghĩa vì chẳng mang lại lợi ích gì.

Có một thực tế là bằng cấp và chứng chỉ đang ngày càng phổ biến và có một sức hấp dẫn khá lớn đối với người học kiểm thử phần mềm. Đa phần là để tìm được việc vì thấy nhiều công ty yêu cầu chứng chỉ ABC nào đó, để thăng tiến vì có chứng chỉ sẽ giúp thăng tiến nhanh hơn và vì nó là kiến thức chuẩn quốc tế.

Nhiều bạn sau khi có chứng chỉ xong cứ nghĩ rằng mình “oách” và cho rằng kiến thức mình là chuẩn quốc tế để rồi sau này khi làm việc và tiếp cận với những kiến thức khác, những cách tiếp cận khác bạn vẫn cứ bảo thủ cho rằng mọi người phải giống bạn vì bạn là chuẩn. Có chứng chỉ cũng là tốt nhưng kiến thức bạn thu được khi học những chứng chỉ đó mới là quan trọng.

Học kiểm thử phần mềm cho người mới

Trên diễn đàn có một bạn đặt câu hỏi làm thế nào để viết test case cho một cái ứng dụng của bạn đó. Rất nhiều bạn đã đưa ra những test case cụ thể ngay lập tức, tuy nhiên cũng có một số bạn đặt câu hỏi ngược lại để hỏi thêm về yêu cầu, về tính năng của app. Kết quả là một số bạn bị cho là có vấn đề về đọc hiểu kiểu như “một câu hỏi đơn giản vậy mà không hiểu. Hay “Mình không biết viết test case/test plan/test design như thế nào, bạn nào có template mẫu thì cho mình xin với ”. Không hiểu template mẫu thì sẽ giúp được gì cho bạn đó trong ngữ cảnh đó vì mỗi dự án mỗi khác nhau.

Nhiều bạn tester mới có cảm giác luôn bị Dev, quản lí dự án xem thường, chèn ép. Hay bạn đọc đâu đó kiểm thử là công việc thứ cấp, chẳng ai muốn làm. Kết quả là bạn dần mất niềm tin và trở nên bi quan vào công việc kiểm thử.

Nếu muốn học kiểm thử phần mềm giỏi, ngoài những điều chú ý trên, bạn phải có đam mê, thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật xu thế phát triển của công nghệ và đặc biệt phải rất kiên trì nữa.

Hãy tự tin bước chân vào thị trường nghề nghiệp đầy tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ này để tìm kiếm sự thành công nhé!

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I

Tags: học lập trình, học kiểm thử phần mềm,