Học tester như thế nào để trở thành một tester chuyên nghiệp

Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về nghề kiểm thử phần mềm và cần học tester như thế nào cho hiệu quả để trở thành tester chuyên nghiệp

Testing là một giai đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển ứng dụng. Những người làm testing hay còn gọi là các tester do vậy cũng góp phần không nhỏ giúp ứng dụng hoàn thiện và sẵn sàng đi vào sử dụng.

Nghề của hội nhập

Học tester đang dần trở thành xu thế rất hot của các bạn trẻ trong thời kì công nghệ 4.0

có nhiều các công ty phần mềm nước ngoài tìm đến những thị trường trẻ như Việt Nam để outsourse những dự án về CNTT. Và nhân sự cho các dự án này cứ trung bình cần 3 lập trình thì phải cần 1 kiểm thử phần mềm. Chính vì thế, nghề kiểm thử phần mềm là nghề rất giàu tiềm năng và có tương lai.

Định nghĩa đầy đủ về tester

Tester là tên gọi các chuyên gia kiểm soát chất lượng, tester sử dụng các quy trình để loại bỏ các vấn đề phát sinh về lỗi, hiệu suất và giao diện trên ứng dụng.

Các kiểu test mà tester sử dụng bao gồm: stress test, test hiệu suất, chức năng, khả năng mở rộng, mức độ tiếp nhận của người dùng – tại các giai đoạn khác nhau trong vòng đời ứng dụng.

Do testing phần mềm rất quan trọng đối với chất lượng và khả năng sử dụng của sản phẩm cuối cùng, những người kiểm thử được đưa vào giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế, và thường xuyên tham gia trong suốt quá trình hỗ trợ sau khi phát hành.

Hầu hết các tester làm việc theo nhóm để phát triển phần mềm cho nhà cung cấp dịch vụ. Ngày nay, rất nhiều phần mềm được chuyển sang để DevOps thực hiện (các nhóm phát triển và vận hành). Các quy trình phát triển, thử nghiệm và phân phối sẽ được thực hiện liên tục, liền mạch các framework Agile, Lean hoặc Scrum.

Có thể nói các tester là những người hùng thầm lặng trong cả quá trình phát triển phần mềm nhiều bước phức tạp. Họ giúp các end user có được trải nghiệm tốt nhất khi hạn chế tới mức thấp nhất các lỗi phần mềm có thể xảy ra, nhờ vậy giảm tải lượng cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ liên tiếp từ những khách hàng bực bội. Cũng nhờ sự tận tâm của các tester mà khách hàng càng tăng thêm phần thiện cảm với team phát triển phần mềm và nhà cung cấp.

Học kiểm thử phần mềm

 

Các kỹ năng, nền tảng của tester

Thông thường, các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm các ứng viên cho vị trí tester sẽ yêu cầu các bằng cấp liên quan như bằng cử nhân về khoa học máy tính, toán học hoặc kỹ thuật,… Dù vậy, ứng viên cũng không nhất thiết phải có toàn bộ các loại bằng cấp trên, tùy từng công ty sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc dày dạn, quá trình làm việc ổn định, có thư giới thiệu hoặc tiến cử từ cấp trên, bạn vẫn có thể tìm được một công việc tester theo đúng chuyên môn. Một vị trí tester cấp senior thường đòi hỏi ba đến sáu năm kinh nghiệm test phần mềm trực tiếp, hoặc kết hợp vừa làm vừa học.

Để chuẩn bị cho việc theo đuổi sự nghiệp tester, bất kể là bạn tích lũy kinh nghiệm hay kiến thức như thế nào cũng cần đáp ứng đủ các kỹ năng sau:

  • Tạo, lập tài liệu các kế hoạch và thủ tục cho kiểm tra tự động và thủ công, thực hiện test, phân tích kết quả và báo cáo vấn đề được kiểm tra hoặc lỗi (nếu có).
  • Thực hiện test phần mềm cho từng giai đoạn trong vòng đời phần mềm bao gồm: thiết kế-phát triển-thử nghiệm-phát hành-duy trì.
  • Tường tận các phương pháp phát triển khác nhau, ví dụ như Agile và Scrum, cũng như hiểu đầy đủ về các nền tảng và môi trường phần mềm.
  • Có kiến thức toàn diện về các công cụ test bắt buộc.
  • Thông thạo các OS như UNIX, Linux hoặc Windows, cũng như các công cụ script và command-line.
  • Có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ một lúc.
  • Có khả năng giao tiếp tốt (cả nói và viết) với các dev, team vận hành, giám đốc phát triển sản phẩm và khách hàng.
  • Có kiến thức về các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: Java, JavaScript, C # hoặc C ++, SQL, Python, PHP và Ruby on Rails.

Một số vị trí có thể còn đòi hỏi thêm về kỹ năng lập trình và hiểu biết về cơ sở dữ liệu. Không nhất thiết phải có số năm kinh nghiệm thật nhiều trong lập trình để trở thành một tester, nhưng nếu có thì đó sẽ là một ưu điểm giúp bạn được ưu tiên hơn.

Với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng như Việt Nam, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này luôn ở mức cao và liên tục. Không khó để bạn có thể tìm được một công việc tester ổn định nếu bạn đã có sự chuẩn bị và những kỹ năng cần thiết. 

Đăng ký học tester tại Stanford ngay hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn từ sự kiện chào mừng 30/4 - 1/5: https://bit.ly/2IMjmY9

--------------------
STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0936.172.236 – 024.6275.2212
Website: 
https://stanford.com.vn

Tags: học tester, học lập trình