Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp Bạn đam mê công nghệ và muốn góp phần tạo ra những sản phẩm phần mềm hoàn hảo? Bạn muốn trở thành một Tester chuyên nghiệp? Hãy cùng khám phá những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu này! Trở Thành Tester Chuyên Nghiệp - Khám Phá Những Kỹ Năng Vàng! Tester là người giữ vai trò quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm. Họ là người kiểm thử và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng trước khi nó được phát hành. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kỹ năng và kiến thức về quy trình phát triển phần mềm. Kỹ năng chuyên môn dành cho Tester Có kiến thức về tự động hóa (automation): Giúp Tester có thể sử dụng các công cụ tự động hóa một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả công việc. Có khả năng thiết kế các trường hợp kiểm thử (test case design): Viết document về các trường hợp kiểm thử giúp Tester xác định phạm vi và chiến lược kiểm thử, đồng thời bao gồm các bước kiểm thử, điều kiện khi tiến hành kiểm thử, kết quả kiểm thử mong đợi. Theo dõi và quản lý kế hoạch kiểm thử: Kế hoạch kiểm thử giúp Tester xác định bạn đang kiểm thử cái gì, ai chịu trách nhiệm cho từng bước và mục tiêu chính của kiểm thử. Việc theo dõi và quản lý này giúp kiểm thử phần mềm đảm bảo chất lượng, để có thể tạo ra các ứng dụng phần mềm chất lượng cao. Theo dõi lỗi phát sinh: Là một Tester bạn cần phải theo dõi và ghi lại các lỗi phát sinh trong quá trình kiểm thử phần mềm để đưa ra đánh giá, phương án debug tối ưu. Bên cạnh việc phát hiện ra các lỗi, thì Tester cần thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để ngăn lỗi phát sinh. Điều này đòi hỏi các Tester cần có khả năng quan sát cũng như đánh giá, kiểm tra mọi quy trình phát triển phần mềm. Nắm vững vòng đời phát triển hệ thống (System Development Life Cycle): Là một Tester, bạn cần hiểu toàn bộ vòng đời của hệ thống hoặc ứng dụng, ngay cả khi giai đoạn kiểm thử chỉ là một phần của vòng đời. Có tầm nhìn bao quát hơn có thể giúp bạn dự đoán và chuẩn bị cho những thách thức cũng như hiểu cách lập kế hoạch và ghi lại các nhiệm vụ cua mình để chuẩn bị tốt nhất cho bước tiếp theo trong chu trình. Thành thạo các công cụ kiểm thử: Tester nên làm quen với các công cụ kiểm thử như: Công cụ theo dõi lỗi, Công cụ tự động hóa, Công cụ kiểm thử GUI, Công cụ kiểm thử API, Công cụ kiểm thử bảo mật, Công cụ kiểm thử di động, … để tăng tốc độ kiểm thử và nâng cao độ chính xác. Làm quen với các ngôn ngữ lập trình: Java, Python, JavaScript và SQL là những ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực kiểm thử mà Tester nên làm quen với nó. Tuy không bắt buộc phải code nhưng việc hiểu biết các ngôn ngữ sẽ giúp cho công việc của Tester dễ dàng và tự động hóa hơn. Kỹ năng mềm dành cho Tester 1. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề Tư duy phân tích: Tester cần có Khả năng phân tích yêu cầu và xác định các trường hợp kiểm thử là nền tảng của một Tester giỏi. Giải quyết vấn đề: Khả năng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lỗi và đề xuất giải pháp khắc phục. 2. Kiến thức về quy trình phát triển phần mềm Hiểu biết về SDLC: Nắm vững quy trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle) giúp bạn hiểu rõ từng giai đoạn và vai trò của kiểm thử. Kỹ năng Agile: Làm việc hiệu quả trong môi trường Agile, với khả năng thích ứng nhanh và làm việc nhóm tốt. 3. Kỹ năng kỹ thuật Kiểm thử tự động: Sử dụng các công cụ kiểm thử tự động như Selenium, JUnit để tăng hiệu quả và độ chính xác. Kiểm thử bảo mật: Đảm bảo ứng dụng an toàn trước các mối đe dọa bảo mật. 4. Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp rõ ràng: Truyền đạt kết quả kiểm thử và các vấn đề phát hiện một cách rõ ràng và dễ hiểu. Làm việc nhóm: Với tư cách là một người kiểm thử phần mềm, bạn phải thường xuyên kết nối với các đồng nghiệp và thành viên trong nhóm phát triển. Do đó khả năng làm việc nhóm hiệu quả là một kỹ năng quan trọng đối với công việc này. 5. Kỹ năng quản lý thời gian Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kiểm thử chi tiết và tuân thủ thời gian biểu. Ưu tiên công việc: Xác định và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất. 6. Tư duy sáng tạo Tìm kiếm lỗi: Sáng tạo trong việc tìm kiếm các lỗi tiềm ẩn mà người khác có thể bỏ qua. Đề xuất cải tiến: Đưa ra các ý tưởng cải tiến quy trình kiểm thử và sản phẩm. 7. Kiến thức về công cụ và công nghệ Là một kiểm thử phần mềm, bạn cần hiểu biết sâu về các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại... Vì người kiểm thử phần mềm thường làm việc với các ứng dụngvà sản phẩm mà người dùng áp dụng trên máy tính, điện thoại...hoặc các thiết bị công nghệ khác. Việc hiểu biết về các sản phẩm công nghệ sẽ giúp bạn rất nhiều khi bạn kiểm thử phần mềm trên chúng Công cụ quản lý kiểm thử: Sử dụng các công cụ như JIRA, TestRail để quản lý và theo dõi các trường hợp kiểm thử. Công nghệ mới: Luôn cập nhật và học hỏi các công nghệ mới để áp dụng vào công việc kiểm thử. 8. Kỹ năng học hỏi liên tục Tự học: Luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng qua các khóa học, hội thảo và tài liệu chuyên ngành. Chia sẻ kiến thức: Tham gia cộng đồng Tester để chia sẻ và học hỏi từ kinh nghiệm của người khác. 9. Kỹ năng đánh giá và báo cáo Đánh giá chất lượng: Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chí kiểm thử. Báo cáo kết quả: Viết báo cáo kiểm thử chi tiết và chính xác, giúp các bên liên quan hiểu rõ tình trạng sản phẩm. 10. Tính kiên nhẫn và tỉ mỉ Kiên nhẫn: Kiên nhẫn trong việc kiểm thử lặp đi lặp lại để đảm bảo không bỏ sót lỗi. Tỉ mỉ: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hy vọng qua bài viết trên sé giúp bạn hiểu ra được các kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester chuyên nghiệp, người góp phần vào sự thành công của các dự án phần mềm. Bên cạnh đó nếu bạn đang muốn được đào tạo bài bản về khóa học Kiểm thử phần mềm Tester cho người mới bắt đầu cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm Stanford tại đây: http://bit.ly/2SLPYFF và nhận ưu đãi hấp dẫn của Stanford trong thời gian này. Bạn có thể gọi theo hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 để được gọi lại tư vấn trực tiếp nhé. ============================= ☎ STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 Website: https://stanford.com.vn Facebook: https://facebook.com/stanford.com.vn Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I Tags: Học kiểm thử phần mềm tại Stanford, học kiểm thử phần mềm cho người mới, học kiểm thử phần mềm ở Hà Nội