Học lập trình game Java với LibGDX

học lập trình game Java với LibFDX cần chú ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số về nền tảng, chức năng và những gì mà Libgdx có thể làm được.

LibGDX được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, là một framework phát triển ứng dụng game, nó sử dụng ngôn ngữ C cho những tác vụ quan trọng,  kết hợp với những thư viện C cơ bản khác cho khả năng sử dụng trên đa nền tảng. LibGDX cho phép phát triển các ứng dụng desktop và mobile trên cùng một code base.


Hơn thế nữa, Libgdx ra đời với mục đích hỗ trợ mọi nền tảng bằng cách kết hợp chúng thành một, có thể gọi đó như 1 API. LibGDX chạy được đa nền tảng, hỗ trợ Windows, Mac OS X, Android, Linux,iOS và trên web browsers với WebGL.


Vậy học lập trình game Java với LibFDX cần chú ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số về nền tảng, chức năng và những gì mà Libgdx có thể làm được…

 

Học lập trình game Java tại Stanford


Một số ưu điểm của LibGDX


Đa nền tảng: Khi viết code chúng ta chỉ cần viết code 1 lần nhưng có thể chạy đa nền tảng khác nhau. Một trong những ứng dụng của tính năng này đó là phát triển các ứng dụng cho Android.


Khi phát triển và chạy thử ứng dụng cho Android, chúng ta cần chạy ứng dụng trên thiết bị thật hoặc Emulator. Điều này sẽ mất không ít thời gian do Emulator chạy rất chậm và quá trình cài đặt cũng như chạy ứng dụng trên thiết bị thật cũng không khá hơn. Còn nếu chúng ta sử dụng LibGDX, có thể chạy ứng dụng trên máy tính sau đó chỉ cần với vài dòng code là sẽ chạy ứng dụng này trên Android với hiệu năng tương đương. Chính vì vậy nó sẽ làm giảm rất nhiều thời gian code của bạn cũng như nhanh chóng tìm và sửa chữa lỗi.


Hiệu năng: Do các thành phần được viết bằng C và C++ nên hiệu năng của LibGDX thực sự rất ấn tượng.


Cộng đồng: Với số lượng người dùng lớn vì vậy khi học lập trình game Java với LibGDX sẽ có một cộng đồng rất tuyệt vời. Các lập trình viên luôn giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng. Bởi vậy. Việc sửa lỗi cũng được mọi người cập nhật rất thường xuyên.


Tài liệu và ví dụ: Các ví dụ LibGDX với đầy đủ các chức năng từ đơn giản đến phức tạp cũng được cung cấp đầy đủ với Javadoc.


Mã nguồn: Mã nguồn mở với thiết kế rất phù hợp và rõ ràng cùng việc phát triển ứng dụng cho mobile. LibGDX cho phép người lập trình khả năng sử dụng các API tùy theo yêu cầu của người sử dụng, từ các lớp thấp đến cao.


Tính năng: Cùng với các công cụ đi kèm rất hữu ích như Particle Editor và Texture Packer. LibGDX có rất nhiều tính năng như xử lý đồ họa 2D, 3D, tạo hình, quản lý các thiết bị vào ra, xử lý âm thanh, quản lý file hệ thống.


Học lập trình game Java với LibGDX


Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý rằng LibGDX là một framework chứ không phải là một công cụ để tạo game. Kiểu như một trình soạn thảo với mức độ toàn diện, ví dụ như với C# là Visual Studio và một quy trình làm việc xác định, ví dụ Microsoft Project. Đây có thể coi là một nhược điểm lúc bắt đầu nhưng thực sự nó lại là một ưu điểm cho phép bạn tự do định nghĩa theo cách của riêng bạn cho từng dự án. Ví dụ như công cụ lập trình có thể là: Netbean, Aptana, Eclipse, hoặc trình quản lý dự án có thể là RedMine…


Vậy nếu bạn muốn học lập trình game Java với LibGDX hãy bắt đầu học lập trình với Java trước, sau khi có nền tảng về Java rồi bạn có thể thỏa sức sáng tạo game với LibGDX.


Bạn có thể tham khảo khóa học lập trình Java cũng như các khóa học khác tại Stanford - Dạy kinh nghiệm lập trình.

Website: https://stanford.com.vn


Tags: học lập trình, học lập trình java