Tại sao học lập trình không dành cho kẻ lười và dốt?

CEO của Apple, Tim Cook đã từng nói học lập trình là ngoại ngữ mà học sinh bất cứ quốc gia nào cũng nên học và quan trọng hơn cả tiếng anh.

Điều này chứng tỏ nghề lập trình đang và sẽ là lựa chọn rất tốt cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên học lập trình chưa bao giờ là dễ dàng với người mới học và sẽ càng khó khăn hơn với những người được liệt vào top lười và dốt. Để chứng minh điều tôi nói, bạn có thể tham khảo những điều sau đây.

 LẬP TRÌNH KHÔNG DÀNH CHO KẺ LƯỜI:

“Lao động là vinh quang, có lao động mới có sáng tạo” như bác Hồ nói. Thực tế, khi bạn muốn thực hiện một ước mơ nào đó hoặc muốn làm tốt một công việc thì bạn sẽ cần phải dành thời, đắm đuối và mệt mài với nó để tìm ra cách làm hay. Đặc biệt trong lập trình yếu tố này còn quan trọng hơn rất nhiều.

Lấy ví dụ khi tôi đào tạo lập trình nếu trong lớp cơ bản mà đa số là những người mới học, thường phải truyền tải những khái niệm, những quy tắc để cho họ hiểu. Việc đảm bảo học viên hiểu hết được những điều mình nói là điều vượt quá kỳ vọng nhưng 60-80% là hoàn toàn có thể đạt được. Còn lại 20-40% muốn hiểu nữa thì làm thế nào ? Đây là một câu hỏi rất hay nhưng với lập trình thì có thể tự tin mà trả lời luôn đó là thực hành, làm bài tập thật nhiều.

Học lập trình chuyên nghiệp

Làm việc gì cũng vậy đặc biệt là lập trình khi thực tế trải nghiệm, bạn sẽ được hoàn thiện các kỹ năng cần thiết như nhớ cú pháp, tăng hiệu xuất viết code, thêm kinh nghiệm xử lý vấn đề,…Bên cạnh đó chỉ khi trực tiếp làm bạn mới biết vấn đề mình đang ở đâu và mới có khả năng sáng tạo, cải tiến nó tốt hơn.

Nhiều bạn học viên Stanford ngồi trên lớp, Thầy giảng thì ngật gù tỏ ra rất hiểu bài sau giao bài tập để tự mình có thể trải nghiệm, khám phá thì không làm, có người hỗ trợ, giải đáp cho mình khi cần cũng không chủ động hỏi khi khó khăn mà lại chọn việc chấp nhận bỏ qua, không cần làm coi như đó là một điều rất bình thường. Và đương nhiên với những người như thế việc có thể làm về lập trình, trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp là không tưởng.

Như vậy trong những vấn đề đưa ra ở đây khẳng định 1 điều rằng, có thể bạn có tố chất nhưng nếu bạn lười có thể sẽ thấy mình trở lên kém cỏi, ngu dốt và tìm cách để từ bỏ nó một cách dễ dàng với lý do đại loại như mình không phù hợp, mình lựa chọn sai,…

DỐT THÌ HỌC LẬP TRÌNH SẼ RẤT KHÓ

Nếu như chăm chỉ là một điều kiện cần của lập trình thì tư duy tốt đúng là điều kiện đủ để bạn có thể làm tốt và có những thăng tiến trong công việc lập trình của mình trong tương lai như có thể trở thành Tech leader, PL, PM,…

Khi bạn nhanh nhẹn, tư duy khá, bạn có thể hiểu rõ và đúng yêu cầu của sếp giao cho mình cộng thêm tác phong làm việc chuyên nghiệp, tôi nghĩ rằng ở bất kỳ công ty nào cũng chào đón những ứng viên như vậy. Đơn giản thôi vì khi một đơn vị tuyển dụng người ta sẽ cần gì ở một ứng viên mới ? Câu trả lời đó là có kiến thức nền tảng tốt , có tư duy và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Khi tôi cung cấp ứng viên là học viên Stanford cho những công ty đa số họ đều yêu cầu như vậy, có thể chưa cần nhiều kinh nghiệm nhưng đặc biệt phải có những yếu tố trên. Vậy những yếu tố trên cụ thể là như thế nào ?

 Học lập trình tại Stanford chuyên nghiệp

Kiến thức nền tảng tốt: Có nghĩa là nếu bạn học một ngôn ngữ nền tảng nào đó thì bạn cần phải nắm chắc các khái niệm như kiểu dữ liệu, khai báo biến, cấu trúc lập trình, mảng, danh sách, lập trình hướng đối tượng,…

Khả năng tư duy tốt: Khi bạn có khả năng tư duy, bạn sẽ biết mình cần làm gì và làm như thế nào. Bạn sẽ hiểu rõ được yêu cầu của bài toán và hiểu rõ được sếp đang cần gì ở công việc này.

Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp: Là việc bạn chấp hành tốt những yêu cầu, quy định đặt ra cho một nhân viên của công ty. Bạn làm việc có trách nhiệm, có hiệu quả cao trong thời gian được giao việc. Bạn có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu thông qua việc sử dụng những key words tìm kiếm trên Google hoặc những đồng nghiệp đi trước.

Những điều này để chứng minh bạn có dốt thực sự hay không ? Tại sao tôi lại nói thế vì có nhiều bạn tự cho mình là dốt, nguyên do là mình lười không làm, không tự mình khám phá mặc dù bản chất tư duy rất khá. Và cũng để trả lời cho vấn đề nêu ở trên khả năng tiếp thu còn lại từ 20 - 40% tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân người học, tư duy xử lý và nhìn nhận vấn đề của họ.

Bài viết này đưa ra những vấn đề tồn tại với mong muốn các bạn học lập trình có thể có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Và dù bất kỳ lý do gì nếu bạn có những vấn đề nêu trên thì cần phải nhanh chóng thay đổi nó. Vì trước mặt nhà tuyển dụng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để chứng minh mình dốt như thế nào cũng giống như trong máy tính chỉ luôn có 2 trạng thái đó là true hoặc false mà thôi.

 Hy vọng các bạn mới học lập trình hãy chăm chỉ, tự tin để chinh phục con đường rất tươi sáng là trở thành lập trình viên chuyên nghiệp trong tương lai nhưng cũng rất chông gai này nhé.

 ==============================

 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I

🎯TẠI SAO HỌC LẬP TRÌNH KHÔNG DÀNH CHO KẺ LƯỜI VÀ DỐT ?

👉 CEO của Apple, Tim Cook đã từng nói học lập trình là ngoại ngữ mà học sinh bất cứ quốc gia nào cũng nên học và quan trọng hơn cả tiếng anh.
Điều này chứng tỏ nghề lập trình đang và sẽ là lựa chọn rất tốt cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên lập trình chưa bao giờ là dễ dàng với người mới học và sẽ càng khó khăn hơn với những người được liệt vào top lười và dốt. Để chứng minh điều tôi nói, bạn có thể tham khảo những điều sau đây.

➡️ LẬP TRÌNH KHÔNG DÀNH CHO KẺ LƯỜI:

“Lao động là vinh quang, có lao động mới có sáng tạo” như bác Hồ nói. Thực tế, khi bạn muốn thực hiện một ước mơ nào đó hoặc muốn làm tốt một công việc thì bạn sẽ cần phải dành thời, đắm đuối và mệt mài với nó để tìm ra cách làm hay. Đặc biệt trong lập trình yếu tố này còn quan trọng hơn rất nhiều.

🤔 Lấy ví dụ khi tôi đào tạo lập trình nếu trong lớp cơ bản mà đa số là những người mới học, thường phải truyền tải những khái niệm, những quy tắc để cho họ hiểu. Việc đảm bảo học viên hiểu hết được những điều mình nói là điều vượt quá kỳ vọng nhưng 60-80% là hoàn toàn có thể đạt được. Còn lại 20-40% muốn hiểu nữa thì làm thế nào ? Đây là một câu hỏi rất hay nhưng với lập trình thì có thể tự tin mà trả lời luôn đó là thực hành, làm bài tập thật nhiều.

Làm việc gì cũng vậy đặc biệt là lập trình khi thực tế trải nghiệm, bạn sẽ được hoàn thiện các kỹ năng cần thiết như nhớ cú pháp, tăng hiệu xuất viết code, thêm kinh nghiệm xử lý vấn đề,…Bên cạnh đó chỉ khi trực tiếp làm bạn mới biết vấn đề mình đang ở đâu và mới có khả năng sáng tạo, cải tiến nó tốt hơn.

Nhiều bạn học viên Stanford ngồi trên lớp, Thầy giảng thì ngật gù tỏ ra rất hiểu bài sau giao bài tập để tự mình có thể trải nghiệm, khám phá thì không làm, có người hỗ trợ, giải đáp cho mình khi cần cũng không chủ động hỏi khi khó khăn mà lại chọn việc chấp nhận bỏ qua, không cần làm coi như đó là một điều rất bình thường. Và đương nhiên với những người như thế việc có thể làm về lập trình, trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp là không tưởng.

Như vậy trong những vấn đề đưa ra ở đây khẳng định 1 điều rằng, có thể bạn có tố chất nhưng nếu bạn lười có thể sẽ thấy mình trở lên kém cỏi, ngu dốt và tìm cách để từ bỏ nó một cách dễ dàng với lý do đại loại như mình không phù hợp, mình lựa chọn sai,…

➡️ DỐT THÌ HỌC LẬP TRÌNH SẼ RẤT KHÓ
Nếu như chăm chỉ là một điều kiện cần của lập trình thì tư duy tốt đúng là điều kiện đủ để bạn có thể làm tốt và có những thăng tiến trong công việc lập trình của mình trong tương lai như có thể trở thành Tech leader, PL, PM,…

Khi bạn nhanh nhẹn, tư duy khá, bạn có thể hiểu rõ và đúng yêu cầu của sếp giao cho mình cộng thêm tác phong làm việc chuyên nghiệp, tôi nghĩ rằng ở bất kỳ công ty nào cũng chào đón những ứng viên như vậy. Đơn giản thôi vì khi một đơn vị tuyển dụng người ta sẽ cần gì ở một ứng viên mới ? Câu trả lời đó là có kiến thức nền tảng tốt , có tư duy và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Khi tôi cung cấp ứng viên là học viên Stanford cho những công ty đa số họ đều yêu cầu như vậy, có thể chưa cần nhiều kinh nghiệm nhưng đặc biệt phải có những yếu tố trên. Vậy những yếu tố trên cụ thể là như thế nào ?

 Kiến thức nền tảng tốt: Có nghĩa là nếu bạn học một ngôn ngữ nền tảng nào đó thì bạn cần phải nắm chắc các khái niệm như kiểu dữ liệu, khai báo biến, cấu trúc lập trình, mảng, danh sách, lập trình hướng đối tượng,…

 Khả năng tư duy tốt: Khi bạn có khả năng tư duy, bạn sẽ biết mình cần làm gì và làm như thế nào. Bạn sẽ hiểu rõ được yêu cầu của bài toán và hiểu rõ được sếp đang cần gì ở công việc này.

 Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp: Là việc bạn chấp hành tốt những yêu cầu, quy định đặt ra cho một nhân viên của công ty. Bạn làm việc có trách nhiệm, có hiệu quả cao trong thời gian được giao việc. Bạn có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu thông qua việc sử dụng những key words tìm kiếm trên Google hoặc những đồng nghiệp đi trước. 🙂

Những điều này để chứng minh bạn có dốt thực sự hay không ? Tại sao tôi lại nói thế vì có nhiều bạn tự cho mình là dốt, nguyên do là mình lười không làm, không tự mình khám phá mặc dù bản chất tư duy rất khá. Và cũng để trả lời cho vấn đề nêu ở trên khả năng tiếp thu còn lại từ 20 - 40% tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân người học, tư duy xử lý và nhìn nhận vấn đề của họ.

👉 Bài viết này đưa ra những vấn đề tồn tại với mong muốn các bạn học lập trình có thể có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Và dù bất kỳ lý do gì nếu bạn có những vấn đề nêu trên thì cần phải nhanh chóng thay đổi nó. Vì trước mặt nhà tuyển dụng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để chứng minh mình dốt như thế nào cũng giống như trong máy tính chỉ luôn có 2 trạng thái đó là true hoặc false mà thôi. 🙂

🎯 Hy vọng các bạn mới học lập trình hãy chăm chỉ, tự tin để chinh phục con đường rất tươi sáng là trở thành lập trình viên chuyên nghiệp trong tương lai nhưng cũng rất chông gai này nhé. 

Tags: học lập trình, học lập trình ở đâu