Tester : Chuyện nghề và thăng tiến

Kiểm thử phần mềm ( Tester ) là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm, công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của một dự án.

Có thể nói, Kiểm thử phần mềm ( Tester ) là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm, công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của một dự án. Hai chữ "kiểm thử" nghe có vẻ đơn giản, nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện một cách tối đa, nhằm đáp ứng yêu cầu và niềm tin của khách hàng.

Quan trọng là vậy, nhưng trong các dự án, số lượng Tester làm phần mềm đếm được trên đầu ngón tay. Cho đến bây giờ, Tester vẫn là một nghề xa lạ với các sinh viên. Phải chăng Test là một nghề “kém cỏi” , ít được lựa chọn đến thế sao?

Thực sự Test là công việc thế nào? Có xứng đáng là một sự lựa chọn đáng để các bạn mới ra trường lưu tâm đến không. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một chút cảm nhận về nghề Tester, hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên sắp ra trường, các bạn đang, đã, sẽ theo ngành Test hiểu thêm về công việc của một Tester.

Tester cũng là một nghề kén người…

Nếu bạn nghĩ rằng ai cũng có thể làm Tester, hay chỉ những ai không làm developer được mới chuyển sang làm Tester là một sai lầm. Test cũng là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn nhưng cũng cần phải hết sức sáng tạo thì hiệu quả công việc mới cao. Nếu bạn là người chủ quan, hay nghĩ rằng cái trường hợp đó chả bao giờ xảy ra lỗi, test làm gì, hay test case có nhiều trường hợp, nhưng bạn chỉ mau chóng kiểm tra vài cái đại diện, những cái khác tương tự thì có nghĩa là bạn đang để lại nhiều lỗi lắm đấy.

Test hoàn toàn không phải dễ

Nếu như Developer chỉ cần hiểu phần mình làm, chỉ cần chức năng mình code chạy cho ngon, thì để làm tốt công việc của mình, Tester phải là người nắm chắc toàn bộ Requirement, phải thuộc những thay đổi mới nhất của các chức năng…

Ngoài ra, liên quan đến Test cũng có nhiều rất việc, hoàn toàn không đơn giản là ngồi gõ gõ bàn phím ra lỗi. Tester phải tạo khá nhiều tài liệu: Test plan, Test Design, Test Data, Test case, Test Report….Đi kèm theo các tài liệu đó là thời gian review, update. Đồng thời, Test Leader/Tester phải phân bố nguồn lực test cho hợp lí, phải log lỗi và quản lí lỗi trong DMS. Là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm không hề đơn giản. Bạn luôn phải nghĩ ra các tình huống có thể gây lỗi, phải làm thế nào lỗi bị sót lại là ít nhất.

Và cũng nhiều … thú vị

Nếu bạn thuộc người năng động, thích mày mò tìm hiểu, thì test đúng là công việc thú vị đấy. Test là tìm lỗi chương trình mà. Bạn sẽ có những giây phút cực kì thú vị khi phát hiện ra những lỗi “kì quặc” đến không ngờ. Là Tester, bạn sẽ là người “rất quan trọng” của dự án, thậm chí là một trong những người quyết định sản phẩm có được chạy hay không, Làm việc gì cũng thế, với lòng yêu nghề, tích lũy nhiều kinh nghiệm, được sống và làm việc mình yêu thích sẽ là một hạnh phúc. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, không nghề nào là không quan trọng. Việc tăng lương hay thăng tiến tất cả đều phụ thuộc vào chính khả năng và sự học hỏi của Tester. Chỉ cần biết nắm bắt cơ hội và làm việc hết mình…

Con đường thăng tiến của các Tester luôn… rộng mở

Tester là 1 gương mặt mới và rất có tiềm năng. Với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, nhu cầu về nhân lực ngành CNTT đang tăng lên chóng mặt. Trong khi số lượng thực tế lại không thể đáp ứng nổi. Chính vì thế, nếu ở nước ngoài cứ 1 lập trình viên sẽ có 3-5 Tester thì tại Việt Nam, cứ 3 lập trình viên mới có 1 Tester.

Như vậy, nghề Tester tại Việt Nam thực sự có cơ hội việc làm rất cao. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, với sự sáng tạo và nhiệt huyết với nghề, các bạn thực sự có lợi thế khi theo nghề Tester. Với các bạn sinh viên vừa ra trường, nếu muốn nhanh chóng có được việc làm thì Tester chính là hướng đi lý tưởng.

Hiện nay có rất nhiều nhu cầu tuyển Tester tăng cao, rất nhiều nhà tuyển dụng lớn như Mỹ, Nhật, Pháp, Singgapor,… Đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nên xin việc đối với các học viên sau khoá học tester của học viên là điều dễ dàng. Đây là cơ hội rất tốt cho những bạn sinh viên học công nghệ thông tin.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực CNTT nói chung và nguồn lực kỹ sư kiểm thử phần mềm chất lượng cao nói riêng, Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ đã triển khai thành công khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm. Đây là một trong những khóa học đang tạo được uy tín rất lớn từ những học viên tham gia học tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế.

Ông Bùi Quang Đăng, một trong những chuyên gia giảng dạy về kiểm thử phần mềm tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình cho biết: “ Kiểm thử Phần mềm là khóa học đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực kiểm thử phần mềm chất lượng cao tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, khóa học này sẽ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho các bạn đam mê ngành CNTT. Với kết quả đạt được của học viên sau các khóa kiểm thử tại Stanford thì đây chính là bước đi đón đầu cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trước xu thế Việt Nam đang trở thành điểm đến đầy tiềm năng của ngành gia công/kiểm thử phần mềm ”.

Tham gia khóa học kinh nghiệm Tester tại Stanford, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên sẽ biết được những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Ngoài ra còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiết để học viên có thể làm công việc kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp trong thực tế cũng như thích nghi nhanh với công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các tập đoàn phần mềm lớn.

Với phương châm “Học để làm việclà kim chỉ nam cho mọi hành động và nỗ lực của Stanford. Cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: học kiểm thử phần mềm, khóa học kiểm thử phần mềm