Học lập trình cùng chuyên gia Stanford để nhà tuyển dụng săn đón

Học thế nào để ra trường có ngay việc làm là câu hỏi muôn thủa của các bạn sinh viên IT nói riêng. Học lập trình tại Stanford thực chiến qua dự án thực tế là một lựa chọn tốt.

Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng người trong CNTT luôn là vấn đề khó với hầu hết doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam đều đối mặt. Tìm đúng người, đúng việc, chấp nhận mức lương hợp lý là mục tiêu hàng đầu của bộ phận nhân sự. Một số công ty chấp nhận đào tạo lại, đầu tư khoảng 3 tháng đầu tiên để sinh viên bắt nhịp và làm quen với môi trường chuyên nghiệp. Cần khoảng thêm 2-3 năm nữa, để sinh viên đó thực sự trở thành một nhân viên kinh nghiệm, thêm 2-4 năm nữa để nhân viên đó là một chuyên gia.

Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các công ty làm được như vậy không nhiều bởi đa số họ đều muốn tìm những người lành nghề, đã có kinh nghiệm có thể làm được việc luôn. Tuy nhiên số lượng sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay chỉ khoảng 1/5.

Thiếu kiến thức thực tế

Hiện nay, nước ta có khoảng 450 trường ĐH – CĐ đào tạo về CNTT. Tương ứng với đó là số lượng lớn cử nhân, kĩ sư ngành CNTT ra trường mỗi năm, nhưng trong số đó những người đã tốt nghiệp thì có tới “72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới”.

Tại sao lại như vậy trong khi thời gian học đại học 4 năm ở Việt Nam là 2.183 giờ (ở Mỹ là 1.380 giờ)?

Chúng ta có thể nhận thấy, chương trình đào tạo đại học ở Việt Nam không hẳn là nghề, cũng không hẳn là đào tạo để có kiến thức sâu và tính sáng tạo. Sinh viên học dàn trải nhiều kiến thức, thời gian thực hành không có nhiều, do đó, sinh viên ít có cơ hội thực hành và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn mà sinh viên cần có thì khả năng giao tiếp với khách hàng, phương pháp quan sát và kỹ năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng. Đây đa phần lại là những điểm yếu “sẵn có” của nhiều Cử nhân CNTT mới ra trường tại Việt Nam hiện nay.

Quá trình học tập đặt nặng lý thuyết, thiếu cọ xát thực tế cùng những bài tập thực hành chưa thật sự bắt nhịp cùng guồng quay công nghệ của Thế Giới khiến số đông sinh viên CNTT ra trường hoàn toàn lúng túng với thực tế công việc.

Năm 2015, ngành CNTT, đặc biệt là nghề lập trình tiếp tục là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất, chiếm tới 15% tổng nhu cầu tuyển dụng. Nhờ đó, quyết định lựa chọn lĩnh vực này cũng đồng nghĩa với việc sở hữu cơ hội thăng tiến cao, xét trên nhiều phương diện như mức lương, vị trí làm việc và đời sống nghề.

Đây cũng là nguyên nhân hiện nay, mô hình học tập đáp ứng trực tiếp nhu cầu doanh nghiệp như Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình đang là sự lựa chọn của những ai muốn nắm lấy những cơ hội mà nghề lập trình có thể mang lại.

Với mô hình đào tạo là “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm học để làm việclà kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford - Đào tạo và phát triển công nghệ luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học.

Kiến thức lý thuyết được cung cấp tới đâu, học viên tại Stanford sẽ có cơ hội thực hành đến đó trong điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp. Bên cạnh thế mạnh đã trở thành truyền thống như vậy, Stanford còn mang tới cho bạn những cập nhật công nghệ mới nhất trên nền kiến thức cơ bản vững chắc.

Nhờ phong cách học tập trên, có thể nói ngoài việc xây dựng chương trình với nhiều kiến thức cập nhật nhất còn giúp cho các bạn trẻ yêu thích công nghệ một môi trường học mà như đang làm việc thực tế, để sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự tin khẳng định mình với nhà tuyển dụng.

Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại stanford.com.vn

==========🎬 🎬 🎬==========
☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: https://stanford.com.vn
Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb
Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I
Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ