“Cơn khát” nhân lực nghề lập trình trong 5 năm tới

Mới đây, trang tuyển dụng trực tuyến uy tín nhất Việt Nam - VietnamWorks đã công bố báo cáo về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT).

Theo đó, hiện nay, nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu và yếu, đặc biệt là nhân lực ngành lập trình.

Lập trình viên đang là nghề thời thượng và thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành dẫn đầu thị trường tuyển dụng này.

Có thể thấy, nhu cầu của xã hội về ngành lập trình viên chỉ tăng chứ không giảm và có xu hướng tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới. Trong khi nguồn cung nhân sự thì thiếu và kém chất lượng.

Theo các trang tuyển dụng thống kê được trong năm 2015 cho thấy các kĩ năng .NET, C/C++, Java, PHP và Web là những chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh nhất, trong đó Web và Java là 2 kĩ năng hàng đầu đang được săn đón hiện nay.


Đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin là nhu cầu cấp thiết, đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hiện nay

Vậy nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp không tuyển được người trong khi số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp vẫn tăng đều theo cấp số cộng?

Thứ nhất là kiến thức

Giới IT Việt Nam đang quan tâm khá nhiều đến các khái niệm Big Data (Dữ liệu lớn), Mobile Application (Lập trình Di động), Cloud Computing (Điện toán đám mây)…. Tất cả các công nghệ này đều đã phổ biến trên thế giới, nhưng chỉ có ở các trường quốc tế, sinh viên Việt Nam mới được tiếp cận và học tương đối vững các công nghệ này.

Ngoài ra với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực outsourcing, thường xuyên phải làm việc gia công cho các khách hàng nước ngoài, thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là vô cùng cần thiết. Nhưng đối với lập trình viên Việt Nam điều này đang thiếu và yếu.

Thứ hai là kĩ năng mềm

Đây luôn là điểm yếu của nhân lực Việt Nam nói chung nhưng đặc biệt cần nhấn mạnh đối với ngành IT. Những vị trí cao trong bậc thang sự nghiệp trong ngành này đều đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật. Ví dụ, vị trí Project Manager (Quản Lý Dự Án) đòi hỏi các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thuyết phục đối tác, quản lý thời gian và tiến độ, … Điều này không phải người làm ngành IT nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được.

Cải thiện các chương trình đào tạo

Từ xưa đến nay, chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người làm giáo dục và người học. Tìm hiểu tại một số công ty phần mềm lớn ở Việt Nam, hầu hết các công ty cho rằng hiện nhân lực CNTT từ các trường đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty trong quá trình phát triển. Đa số nguồn nhân lực còn kém về tay nghề, trong hoạt động các công ty phải đào tạo lại dẫn đến tốn kém cả về chi phí và thời gian trong khi nhu cầu phát triển đang tăng lên.

Một điều nữa là sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều kiến thức về ngành nghề nhưng lại không áp dụng được vào thực tế khi làm việc. Ngoài ra các kỹ năng cần thiết như kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp đang là hạn chế lớn cho sinh viên các trường đại học.

Với lộ trình học ngắn, các khóa học lập trình được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới, cùng phương pháp học kết hợp giữa lý thuyết, thực hành; học viên tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình hoàn toàn tự tin khi tham gia vào các dự án thực tế cũng như có khả năng làm việc độc lập và là nguồn nhân lực được các nhà tuyển dụng rộng tay chào đón.

Nhân dịp Giáng sinh, Stanford gửi tới các bạn lời chúc cho sự an lành & thành công. Chúng tôi cũng không quên tặng bạn quà giáng sinh ý nghĩa với những con số giá trị ưu đãi học phí. Đây là cơ hội để bạn lập nghiệp và thành công với nghề lập trình viên, đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé! Chi tiết chương trình ưu đãi các bạn xem tại đây

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ (Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: nghề lập trình, học lập trình, khóa lập trình, lập trình viên