Hướng dẫn tự học lập trình C qua Video miễn phí

Học lập trình C là một cách tuyệt vời để có 1 nền tảng vững chắc khi học các ngôn ngữ phức tạp hơn. Lập trình C là bước đi đầu tiên trên con đường lập trình

Ngôn ngữ C là một ngôn ngữ cấu trúc và xếp vào loại ngôn ngữ bậc 3 (loại ngôn ngữ cao cấp hơn ngôn ngữ mã máy và  thấp hơn ngôn ngữ hướng đối tượng – bậc 4). Ngôn ngữ C được ưa chuộng để phát triển phần mềm hệ thống được phát triển từ đầu thập niên 1970 tuy nhiên nó cũng được dùng để phát triển ứng dụng.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm lập trình C hiệu quả.

1. Mã nguồn được tổ chức như một cuốn sách

Mã nguồn thường được chia thành các thành phần rõ ràng, phần main hay chương trình chính chỉ đóng vai trò là phần mục lục, chỉ chứa các tiêu đề của các việc cần làm.

Các chương trình con, hàm sẽ được chia ra giải quyết các nhiệm vụ và thường được viết trong một trang khác, đóng vai trò như thư viện để chương trình chính sử dụng.

Điều này dẫn đến rất nhiều thuận lợi cho việc kiểm tra, sửa chữa cũng như truyền tải nội dung cho người khác. Thay vì việc nhét tất cả vào một chương trình, khi sai một lỗi nhỏ, bạn phải kiểm tra từng dòng một thì khi tổ chức mã nguồn hợp lý, bạn sẽ chạy từng hàm một, từng chương trình con một, qua các phần lớn đó kiểm tra xem kết quả đúng với ý tưởng của mình chưa và giảm rất nhiều thời gian cho việc sửa chữa.

Thử tưởng tượng mã nguồn của bạn khoảng 1000 dòng, bạn sai ở dòng 900, việc kiểm tra của các bạn sẽ vô cùng mệt mỏi với việc kiểm tra 899 dòng còn lại... Còn nếu chương trình bạn được tổ chức hợp lý với các phần nhỏ khảng 30-40 dòng, việc kiểm tra sẽ nhanh hơn thấy rõ.

Tự học lập trình c từ cơ bản tới nâng cao

2. Quy định ngầm: Mỗi chương trình con hay hàm giải quyết trong vòng 10 – 15 câu lệnh

Đây có lẽ là luật bất thành văn trong khi học lập trình C cũng như đã nói ở trên, việc chia nhỏ các phần ra nhằm mục đích dễ dàng kiểm tra, sửa chữa.

3. Mã nguồn không trùng nhau

Không nói đến việc lấy mã nguồn của người khác mà ở đây là việc trong cùng một chương trình, không có các đoạn mã nguồn trùng nhau. Nếu các đoạn mã nguồn trùng nhau thì phải đưa nó vào một chương trình hay hàm chung. Việc này sẽ làm đơn giản hơn trong việc sửa lỗi bởi vì nếu đoạn mã đó sai, bạn chỉ cần sửa một phần thì các phần còn lại đều đúng, tránh trường hợp khi các đoạn mã bị trùng lặp bạn quên không sửa hết, gây khó khăn cho chính mình, cũng như gây khó chịu cho người đọc chương trình của mình.

4. Tên các biến, chương trình con, hàm phải mang ý nghĩa chức năng của chúng

Đây cũng là vấn đề rất quan trọng của việc lập trình, khi bạn đặt các tên đúng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra tư duy để chỉnh sửa chương trình của mình hơn, cũng như người đọc dễ hiểu hơn. Ví dụ tên một biến trung gian để đổi chỗ a và b thì bạn nên đặt là tmp( temporary ), hay ví dụ khác đó là việc đặt tên hàm số lớn nhất trong mảng có thể là max, không thể là xyz đươc. Bạn nên sử dụng tiếng Anh để đặt tên cho các biến và hàm để mọi người hiểu nghĩa, bởi tiếng Việt bỏ dấu sẽ gây rất nhiều sự khó hiểu cho người đọc.

Ngoài ra bạn cũng nên có các câu ghi chú cho các câu lệnh của mình để người khác dễ hiểu hơn.

Hướng dẫn tự lập trình C hiệu quả

5. Làm bài toán tổng quát

Việc xử lý các bài toán tổng quát, nghĩa là bài toán đó có thể sử dụng với nhiều chương trình khác nhau, không chỉ riêng gì với Project mình xử lý. Thông thường việc làm bài toán tổng quát, nghĩa là chương trình sử dụng hoàn toàn các biến để diễn tả thuật toán của mình, trừ những số không thể thay thế như số bắt đầu, khởi tạo,... Ví dụ bài toán yêu cầu tìm giá trị lớn nhất trong mảng có 9 phần tử, chúng ta không nên sử dụng một vòng lặp từ 1 đến 9 được, thay vào đó chúng ta sẽ khởi tạo một biến n, gán n=10, sau đó chạy vòng lặp n lần, như vậy giá trị đưa vào hàm của ta sẽ gồm 2 giá trị đó là mảng, và giá trị n phần tử. Từ đó, khi xử lý các chương trình khác, ta chỉ việc gọi lại hàm đã viết để xử lý cùng một công việc.

Tương tự vậy, các giá trị như vô cùng, vô nghiệm, vô số nghiệm,... nên được khai báo riêng ở ngay đầu chương trình, bằng các hằng số, giúp cho người đọc, cũng như chỉnh sửa dễ dàng hơn. Và đôi khi đó là những hằng số quy định chung trong cộng đồng lập trình.

6. Đơn giản

Trong quá trình lập trình, nếu chúng ta không có những thuật toán mang tính cách mạng về thời gian hay không gian, thì hãy sử dụng các làm đơn giản nhất có thể, thông dụng nhất có thể. Đó như là một yêu cầu của các nhà kiểm duyệt, các bạn cũng cần chú ý đến vấn đề này.

Cho một ví dụ đơn giản là việc đổi chỗ 2 số a và b. Chắc nhiều bạn đã biết cách làm không dùng biến phụ để đổi chỗ, nhưng nếu làm cách đó, người đọc sẽ mất thời gian để ghi nhận lại công việc của bạn đang làm, điều đó gây sự khó chịu, khó kiểm tra tính đúng đắn, không những vậy, cách làm đó lại gây chậm hơn.

Ở đây đơn giản không có nghĩa là dễ dàng, đơn giản nghĩa là dễ hiểu cho người khác và đôi khi viết đơn giản lại khó hơn cả việc phức tạp.

Với chia sẻ trên, bạn hãy tập những thói quen lập trình C trên để tạo những thói quen lập trình đúng nhé các bạn. Bạn có thể học lập trình C qua video miễn phí từ Stanford: tại đây

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I

Tags: học lập trình, lập trình c