Chuyên gia Stanford chia sẻ kinh nghiệm học Android

Android là hệ điều hành ứng dụng trên điện thoại di động được ưa chuộng nhất hiện nay. Với hơn 140 triệu thuê bao di động, thị trường phát triển ứng dụng di động trên nền Android hứa hẹn mang đến đầy tiềm năng.

Các bạn thân mến!

Android là hệ điều hành ứng dụng trên điện thoại di động được ưa chuộng nhất hiện nay. Với hơn 140 triệu thuê bao di động, thị trường phát triển ứng dụng di động trên nền Android hứa hẹn mang đến đầy tiềm năng. Đặc biệt, mức lương trung bình cho lập trình viên Android cực khủng;rất nhiều người đã và đang theo đuổi nó. Vậy tạo ra các ứng dụng Android như thế nào? đó là điều mà các bạn trẻ rất quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Hôm nay chúng tôi có dịp tham gia lớp học Android for base tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, để  hiểu rõ hơn về con đường học tập trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?.

Chúng tôi có mặt tại Stanford vào lúc 18h45’, chưa đến giờ học nhưng các bạn học lớp Android for base đã có mặt đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi đã có dịp trao đổi vui vẻ với các bạn về ngành nghề đang theo học. 

Được biết các bạn đều là những sinh viên công nghệ mong muốn học thêm kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế để có thể giúp ích cho trong công việc sau này. Khi được hỏi tại sao trong nhiều trung tâm dạy học về lập trình các bạn lại chọn Stanford, bạn Tuấn Anh liền nói: “Mình có một người bạn đã theo học tại đây, bạn ấy cũng như mình lúc đầu các kiến thức về lập trình vẫn chưa nhiều nhưng khi học tại đây thì bạn ấy đã có thể kiếm tiền từ ngành mình học ngay khi vẫn còn là sinh viên. Mình cũng muốn được như bạn ấy.”

Bạn Đồng cũng chia sẻ thêm: “Lớp học chỉ từ 5-12 học viên, phòng học bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm. Mình đã tham khảo rất nhiều trung tâm học nhưng mình chọn Stanford vì khi được nghe tư vấn về các hình thức học và phương pháp dạy kinh nghiệm thực tế ở đây đã thu hút mình. Khi đã học được 2/3 chặng đường rồi, mình thấy sự lựa chọn của mình là rất đúng đắn”.

Còn có một cuộc trò chuyện rất đặc biệt của bạn Tiến làm chúng tôi ngạc nhiên: “Mình thấy bạn mình đi học lập trình Androi nên cũng đi học theo cho biết, theo phong trào thôi. Android cũng  đang phát triển mạnh mẽ, nếu mình đi học biết đâu sẽ giúp ích được cho mình sau này(bạn cười). Nhưng khi đi học rồi mình thấy yêu thích nghề hơn.  Thầy giáo tận tình truyền đạt làm mình cảm thấy học rất dễ hiểu và muốn theo đuổi triệt để.”

Bạn cũng chia sẻ thêm: “ Buổi đầu tiên đi học, thầy có hỏi học để làm gì? lúc đó thực sự mình vẫn còn hoang mang lắm. Khi nghe thầy nói học để làm việc, để có thể kiếm được tiền lo cho cuộc sống của mình sau này. Nếu không định hướng được học để làm gì thì các bạn đi học cũng như “vứt tiền qua cửa sổ”. Đến lúc đó mình mới biết được nên làm gì và học như thế nào”.

Đã đến giờ học, thầy giáo bước vào lớp. Nhìn thấy chúng tôi thầy vui vẻ chào đón và thầy rất vui tính còn nói đùa rằng: học buổi hôm nay không khéo ngày hôm sau lại đăng ký ngay một khóa học ở đây đó. Theo chúng tôi tìm hiểu từ trước thì giảng viên của lớp là thầy Vũ Tuấn Minh, chuyên gia đã nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn. Nhưng một điều làm chúng tôi rất ngạc nhiên đó là thầy còn rất trẻ.

Buổi học bắt đầu với sự trao đổi của học viên và giảng viên về bài tập về nhà được giao trong giờ học trước, vừa còn ồn ào là thế mà giờ đây trong ánh mắt học viên đều thể hiện sự nghiêm túc trong quá trình học.

Hôm nay các bạn bắt đầu học nội dung mới về 2 thành phần trong Android đó là sử dụng Broadcast Receiver và Service( Thu phát sóng và dịch vụ). Chúng tôi bị thu hút bởi cách truyền tải nội dung bài học cho học viên của thầy. Lý thuyết cô đọng, nhấn mạnh những điểm cơ bản cần chú ý; giúp học viên lược bớt được nhiều điểm dư thừa.Bên cạnh đó, thầy còn lấy rất nhiều ví dụ cụ thể để tất cả mọi người đều hiểu. Thầy khuyến khích các bạn tranh luận về những ví dụ thầy đưa ra. Mỗi bạn một ý kiến cuối cùng thầy cũng là người giải đáp hết những thắc mắc của các bạn.

Ấn tượng nhất trong buổi học  là câu chuyện của thầy. Thầy kể với chúng tôi rằng ngày trước khi còn là sinh viên, những phần cơ bản về lập trình thầy đều chưa nắm chắc bởi chỉ học ở trường, học với những trang sách và tự mình nghiên cứu. Nhiều khi lúc đó còn nghĩ rằng sao lại chọn ngành nghề này để học nhưng có một trường hợp rất ngẫu nhiên mà vì nó mà thầy đã theo nghề và được như ngày hôm nay. Ở cùng xóm trọ với thầy có một bạn học rất giỏi, khi còn là sinh viên mà đã kiếm được tiền bằng chính kiến thức học được để trang trải cuộc sống cho mình. Ngoài thời gian học ở trường ban ấy còn học thêm kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế từ trung tâm dạy lập trình bên ngoài. Người đó đã chỉ cho thầy biết phương pháp học lập trình như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất, phải bắt đầu học từ căn bản trong lập trình. Sau một thời gian học theo phương pháp bạn chỉ, nắm vững nền tảng cơ bản, thầy thấy hiệu quả hơn nhiều, thấy nghề lập trình không khô khan như mình vẫn nghĩ. Được chỉ dẫn, giải đáp các vấn đề mình chưa hiểu lúc ấy với thầy là một việc may mắn, ban đó có công lao không nhỏ; giúp thầy có thành tựu như bây giờ. 

Là người từng trải, bằng những kinh nghiệm thực tế của mình thầy đưa ra giúp các bạn học viên có thể định hướng đúng đắn con đường sự nghiệp của mình sau này.

Chúng tôi cảm nhận được thầy đã dành hết tâm huyết, sự nhiệt tình của mình trong bài giảng. Học tập tốt hay không ngoài việc nghe giảng và được cung  cấp đầy đủ từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia cho bạn chủ động ôn luyện, sourcecode demo chi tiết, bài tập và các tài liệu liên quan đến quá trình học còn là sự cố gắng của mỗi người nữa.

“Trước khi học tại Stanford, mình nghĩ rằng đi học rất chán nhưng đây là lần đầu tiên mình được học những buổi học thú vị như vậy. Ngoài những kiến thức chuyên môn hết sức bổ ích, mình còn cảm thấy giống như mình được truyền thêm lửa thông qua sự nhiệt tình của giảng viên.” Đó là chia sẻ của bạn Ngọc Anh.

Buổi học kết thúc sau 2 giờ học miệt mài, chắc hẳn các bạn học viên trong lớp đã nắm bắt được đầy đủ những kiến thức của buổi học rồi. Còn chúng tôi cũng đã hiểu được câu nói của thầy lúc trước, có lẽ chúng tôi những người không học về lập trình cũng phải tìm hiểu về nó.

Con đường phía trước của các bạn còn nhiều chông gai, nhưng chúng tôi hy vọng với sự dìu dắt của các giảng viên tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế. Với phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi hành động và nỗ lực của Stanford  sẽ giúp các bạn đạt được ước mơ trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp.

Nhật Lệ (Stanford - Nâng tầm tri thức)












  

Tags: