7 rào cản bạn cần vượt qua khi học lập trình

Bài viết dưới đây xin gửi đến các bạn những rào cản cần vượt qua khi học lập trình để có thể trở thành một lập trình viên giỏi.

Nghề lập trình viên vẫn luôn là một ngành nghề “hot” hiện nay khi nhu cầu tuyển dụng vẫn rất cao và mức lương được trả rất hấp dẫn dẫu cho bạn chỉ là sinh viên vừa mới ra trường. Tuy nhiên, cũng vì thế mà có khá nhiều nhận định sai lầm khi lựa chọn học lập trình.

Bài viết dưới đây xin gửi đến các bạn những rào cản cần vượt qua khi học lập trình để có thể trở thành một lập trình viên giỏi.

1. Bạn học lập trình không phải vì cái lợi trước mắt

Đừng bao giờ học lập trình vì những lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì bạn thấy cái nghề lập trình viên “sang chảnh” và được trả lương cao. Hãy học lập trình khi bạn muốn giải quyết các vấn đề của riêng bạn, cải thiện cuộc sống của bạn và để tạo ra những ứng dụng nhằm giúp đỡ mọi người.

Nếu bạn học lập trình chỉ đơn giản là vì muốn có một công việc “trong mơ”, bạn có thể sẽ gặp khá nhiều thứ thôi thúc bạn bỏ cuộc trong suốt quá trình học. Đó chính là lý do mà bạn nên cân nhắc đặt ra cho mình một mục tiêu trước một dự án tương lai của mình.

2. Bạn không biết bắt đầu từ đâu

Rất nhiều người đã từng hỏi một câu hỏi sau: “Ngôn ngữ lập trình nào tôi nên học đầu tiên?” Vấn đề này được hình thành bởi vì họ không rõ lí do tại sao họ lại muốn học lập trình.

Một khi bạn đã xác định rõ mục đích của mình thì rất dễ để tìm ra ngôn ngữ lập trình nào bạn nên bắt đầu với:

- Nếu bạn muốn lập trình ứng dụng trên nền tảng HDH iOS, hãy bắt đầu với Objective C hoặcSwift.

- Nếu bạn muốn lập trình ứng dụng trên nền tảng HDH Android, hãy bắt đầu với Java

- Nếu bạn muốn lập trình ứng dụng trên nền tảng web, hãy bắt đầu với JavaScript

Thực tế ngày nay bạn có thể sử dụng JavaScript để lập trình hầu hết mọi dự án từ những trang web đơn giản, những ứng dụng di động cho đến những project liên quan đến phần cứng cao cấp. Có thể nói, bộ ngôn ngữ lập trình này được dùng trong gần như tất cả các lĩnh vực như: âm nhạc, y dược, game, thời trang…

Nếu bạn vẫn chưa rõ nên bắt đầu từ đâu, hãy đi xin lời khuyên từ các lập trình viên có kinh nghiệm. Khi bạn biết rõ mình sẽ làm gì, người lập trình viên đó có thể dễ dàng đề xuất một bộ ngôn ngữ thích hợp cho bạn.

3. Bạn không thể áp dụng những gì đã học

Một khi đã lựa chọn một ngôn ngữ nào đó để học, bạn sẽ bắt đầu một cách khá dễ dàng với những lý thuyết cơ bản. Có thể nói, lý thuyết là một khái niệm mang tính chất hữu hạn, ai cũng có thể học thuộc trong vài ngày (nếu thật sự muốn). Vậy nên vấn đề nằm ở đâu?

Vấn đề lớn nhất mà học viên gặp phải là áp dụng những lý thuyết đó để giải quyết các vấn đề và viết nên một bộ code mới. Đó chính là vấn đề liên quan đến lỗ hổng những kỹ năng.

Vậy nên, bạn trau dồi kỹ năng của mình bằng cách nào?

- Lựa chọn một dự án phức tạp để thực hiện. Trên lý thuyết, điều này sẽ mang lại nhiều thú vị bất ngờ cho bạn.

- Chia nhỏ và gói gọn những dự án lớn và phức tạp. Một ví dụ điển hình là việc “tích hợp trang đăng nhập vào website”. Công việc này đòi hỏi hơn 20 dòng mã để giải quyết.

- Tập trung vào một công đoạn tại một thời điểm hơn là giải quyết nhiều công đoạn song song cùng một lúc với nhau. Đừng tiến đến công đoạn tiếp theo khi bạn vẫn chưa kiểm tra kĩ càng phần hiện tại. Nếu bạn không làm như thế và ứng dụng của bạn “dở chứng”, thì vấn đề của bạn có thể nằm trong bất cứ công đoạn nào mà bạn đang giải quyết song song với nhau và bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn để tìm ra lỗi và sửa chúng.​

- Cần phải nắm rõ các lý thuyết cần thiết trước khi bắt tay vào giải quyết các vấn đề. Đôi khi bạn sẽ không biết những gì bạn cần. Điều này là bình thường và việc bạn cần làm là đi hỏi 1 một lập trình viên nào đó hoặc lên một trang diễn đàn về lập trình để tham khảo.

4. Bạn viết code nhưng không hề suy nghĩ về những hệ quả, vấn đề sâu xa hơn của chúng

Giả định trường hợp tốt nhất mà bạn đạt được là bạn giải quyết các tác vụ thành công và hoạt động tốt. Sau đó, nếu bạn chỉ dừng lại ở đó và tiếp tục qua một công việc khác thì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội để học được những điều mới rồi đấy.

Các bạn hãy tự thử thách chính mình các câu hỏi sau đây:

- Có còn một trường hợp ngoại lệ nào đó khiến bộ code của tôi bị lỗi hay không? Cho dù hiện tại bộ code vẫn hoạt động tốt nhưng liệu có 1 trạng thái ứng dụng nào khiến nó bị hư không?

- Bộ code của tôi có đủ “sạch” không? Tức nó có dễ hiểu và dễ sửa chửa sau này bởi những nhà lập trình viên khác và kể cả tôi hay không? Trong tương lai bạn có thể sẽ cần sửa các lỗi ẩn trong bộ code của bạn hoặc thay đổi nó để phù hợp với những thống số sản phẩm khác.

- Liệu cách làm của tôi có phải là tốt nhất chưa? Liệu còn phương cách thay thế nào khác không? Những điểm mạnh và điểm yếu của những cách làm khác nhau? Và cuối cùng nó có đáng để xử lý tác vụ này bằng một phương cách khác không?

- Liệu mô-đun hiện hành có tương tác được với các mô-đun khác không? Và liệu nó có tác động xấu đến các mô-đun còn lại không? Cuối cùng, mô-đun này có thể dễ dàng sử dụng bởi các mô-đun khác không?

5. Bạn không biết cách để giải quyết các tác vụ

Khi bạn không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể thử một vài thứ ngẫu nhiên hoặc sao chép đoạn code từ một nơi nào đó mà bạn không hề hiểu. Nhưng đó không phải là một cách làm đúng đắn. Bởi vì bạn sẽ gặp lại những tác vụ tương tự vậy trong tương lai và tiếp tục mắc kẹt với chúng.

6. Bạn biết cách để giải quyết vấn đề nhưng phương cách mà bạn đưa lại không hoạt động

Đây là một việc thường gặp trong lập trình, thậm chí đối với cả những lập trình viên lâu năm. Nguyên nhân vì sao mà phương cách của bạn không hoạt động hầu hết là do lỗi trong bộ code.

Vậy làm cách nào để sửa chửa? Đơn giản thôi, gỡ rối (debugging) bộ code của bạn. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của một người lập trình viên. Bạn cần những bước làm cụ thể để tìm ra lỗi trong bộ code. Hiện nay đang có rất nhiều loại sách hướng dẫn kĩ năng gỡ rối này.

Rất nhiều người lo lắng việc gỡ rối code sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian. Điều này là bình thường và bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho việc này ở những năm đầu làm lập trình.

Một khi đã có trình độ khá hơn, bạn cũng cần trau dồi khả năng gỡ rối code. Hãy nghĩ công việc này như một cơ hội để sửa chửa những quan niệm sai lầm và nâng cao trình độ lập trình của bạn.

7. Bạn không biết cách nhận các sự giúp đỡ

Không biết cách nhận các sự giúp đỡ là như thế nào? Đó là khi học lập trình, bạn sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ khác nhau đến từ: sách, khóa học, giảng viên, cộng đồng lập trình…

Vấn đề thường gặp nhất là việc bạn đã nắm rõ những sự giúp đỡ từ những nguồn được liệt kê ở trên nhưng lại không thúc ép bản thân để hiểu được hoàn toàn những gì đang diễn ra cũng như cách để suy luận ra những trường hợp lớn hơn.

Với những chia sẻ trên, các bạn đã có cho mình những lời khuyên bổ ích để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Còn nếu bạn muốn trở thành những lập trình viên giỏi hãy tham gia khóa học lập trình của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn thành thạo và thành công.

Stanford - Dạy kinh nghiệm thực tế với mong muốn đóng góp và làm thay đổi cách dạy và học truyền thống, chúng tôi đưa ra các chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn. Với phương châm "Học để làm việc", chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng cũng đầy thử thách và áp lực. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ