Theo đuổi lập trình, bạn đã biết gì về nghề?

Rất nhiều các bạn trẻ chọn cho mình con đường lập trình để theo đuổi nhưng không ít người thực sự hiểu rằng học lập trình xong thì công việc của họ sẽ là gì?

Sau khi đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin (CNTT) được chính phủ phê duyệt với những mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong số 20 nước cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới; nguồn nhân lực chuyên về CNTT chất lượng cao của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu ra thị trường CNTT khu vực ASEAN….thì nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngay lập tức, CNTT trở thành một trong số những ngành học không bao giờ lo thất nghiệp.

Học nghề CNTT bạn có thể trở thành Lập trình viên phát triển phần mềm, lập trình các phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, xây dựng phát triển và hoàn thiện các ứng dụng thương mại điện tử, chuyên gia thiết kế web, chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu…… Dự kiến trong tương lai các lĩnh vực CNTT then chốt thu hút nhiều nhân lực CNTT, đó là các phân khúc như ứng dụng di động, giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh và điện toán đám mây. Tùy theo khả năng và nhu cầu của bản thân bạn có thể lựa chọn ngành học và định hướng phát triển cho mình.

Cũng có rất nhiều các bạn trẻ chọn cho mình con đường CNTT để theo đuổi hay nói cách khác họ đã chọn nghề lập trình, nhưng không ít trong số họ lại không thực sự hiểu rằng học lập trình xong thì công việc của họ sẽ là gì? Chính vì điều đó mà số lượng sinh viên CNTT ra trường thất nghiệp càng nhiều.

Vấn đề ở đây đặt ra là liệu các bạn đã thực sự hiểu về nghề lập trình hay chưa hay vẫn chỉ là những thông tin search trên mạng, vậy hãy để Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình giúp bạn tìm hiểu đúng và đủ nhất các công việc mà một lập trình viên có thể làm được trước khi có những quyết định quan trọng cho mình.

Nói đến công việc của một lập trình viên khi mới vào nghề không thể không nói đến công việc của một Tester. Đây là công việc mà gần như tất cả những ai bắt đầu cũng đều làm. Công việc của một Tester cần phải nghiên cứu yêu cầu và thiết kế của dự án sau đó lập kế hoạch test và kịch bản test, chuẩn bị dữ liệu test, công việc chính là test các dự án phần mềm, phối hợp với các bộ phận khác để có thể đảm bảo chất lượng dự án. Ngoài ra thì một tester còn phải quản lý, phân tích và theo dõi kết quả test, báo cáo kết quả thường xuyên theo tiến độ.

Sau Tester các lập trình viên còn có thể làm người phát triển ngôn ngữ lập trình, quản lý dự án, kỹ sư cầu nối, chuyên viên phân tích hệ thống phần mềm, Business Analyst (phân tích kinh Doanh), Sale (kinh Doanh phần mềm), Quản trị dự án…và còn khá nhiều các công việc khác ở tầm cao hơn như Giám đốc công nghệ, giám đốc kinh Doanh phần mềm…

Chỉ bằng đó cũng đủ để các bạn hiểu rằng từ một lập trình viên, từ những kiến thức cơ bản nhất bạn có thể phát triển ở rất nhiều vị trí, kiến thức được học và sự nỗ lực sẽ là lực đẩy để bạn có được thành công.

Nếu bạn đã lựa chọn ngành CNTT để theo đuổi thì cần phải tìm hiểu kỹ về các phương thức đào tạo tại trường mình học. Có tốt và hợp thời hay không thì câu trả lời nằm ngay ở các nhà tuyển dụng bởi họ chọn người làm được việc có đủ kỹ năng bắt kịp tốt chứ họ không tuyển những cỗ máy chỉ làm trên lý thuyết.

Nắm được nhu cầu đó nên Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ đã luôn chuyển động đúng xu hướng để giúp các bạn lập trình tương lai hay nói cách khác là mang tới cái mà các bạn và doanh nghiệp cần. Bạn không chỉ là một lập trình viên đơn thuần mà bạn là người làm nghề lập trình đúng nghĩa.

Các bạn có thể tự mình tìm hiểu thông tin cũng như tự mình đánh giá để đưa ra quyết định đúng đắn, truy cập website của chúng tôi tại stanford.com.vn hoặc gọi điện theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236, 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết.

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: